Thước độ mịn sơn dùng để xác định độ mịn của sơn, mực in và các sản phẩm liên quan bằng cách sử dụng thước đo thích hợp, được chia độ theo micromet.
- Thước đo độ mịn sơn
- Mã hàng: QXD
- Xuất xứ: Trung Quốc
- Phù hợp: TCVN 2091:2015; ISO 1524:2013
1. Mục đích sử dụng
– Dùng để xác định độ mịn của sơn, mực in và các sản phẩm liên quan bằng cách sử dụng thước đo thích hợp, được chia độ theo micromet.
– Cũng có thể áp dụng được cho tất cả các loại sơn lỏng và các sản phẩm liên quan, trừ các sản phẩm chứa bột màu ở dạng vảy (ví dụ: mảnh thủy tinh, oxit sắt thể mica, mảnh kẽm).
2. Thông số kỹ thuật
– Dảỉ đo: 0 -50 hoặc 0 – 100µm
– Độ chia: 2,5µm và 5µm
– Được chế tạo từ thép không rỉ, chịu mài mòn cao
3. Cung cấp:
– Thước đo độ mịn
– 2 dao gạt
– Hộp đựng
4. Hướng dẫn sử dụng
4.1 Tiến hành xác định sơ bộ để xác định kích cỡ của thước đo thích hợp nhất cho phép thử và độ mịn gần đúng của mẫu thử Sau đó tiến hành phép thử ba lần.
4.2 Đặt thước đo, thước đo phải hoàn toàn sạch và khô, lên bề mặt phẳng nằm ngang.
4.3 Rót một lượng mẫu vừa đủ vào phần cuối của rãnh sao cho mẫu chảy tràn ra ngoài chút ít. Cẩn thận trong khi rót mẫu không để tạo bọt khí.
Giữ dao gạt giữa các ngón cái và các ngón khác của cả hai bàn tay và đặt cạnh của dao tiếp xúc với bề mặt của thước đo tại đầu cuối sâu nhất của rãnh với chiều dài dao gạt song song với chiều rộng của thước đo. Trong khi giữ dao gạt vuông góc với bề mặt thước đo và tại góc vuông với chiều dài của rãnh, kéo dao với tốc độ không đổi trên bề mặt thước đo qua điểm có độ sâu 0 của rãnh trong 1 s đến 2 s. Trong trường hợp mực in, hoặc chất lỏng có độ đặc tương tự, thời gian cần thiết để kéo dao qua chiều dài của rãnh phải không ít hơn 5 s, để tránh kết quả quá thấp. Ấn dao gạt xuống đủ lực để đảm bảo rãnh được điền đầy mẫu và lượng dư bị gạt ra ngoài rãnh.
4.5 Ngay sau khi gạt xong (trong vòng vài giây) và trong khi sơn vẫn còn ướt, quan sát thước đo từ mặt bên sao cho hướng nhìn vuông góc với chiều dài của thước và tại góc nhìn trong khoảng 20° đến 30° so với bề mặt thước trong khi ánh sáng tạo thành hình dạng mẫu trong rãnh được nhìn thấy rõ ràng.
Nếu mẫu trong rãnh sau khi gạt không được trơn tru, có thể thêm vào mẫu lượng rất nhỏ dung dịch pha loãng hoặc dung dịch tạo màng thích hợp và khuấy bằng tay, sau đó lặp lại phép thử. Bất kỳ sự pha loãng nào cũng phải ghi trong báo cáo thử nghiệm. Trong một vài trường hợp, sự pha loãng mẫu có thể dẫn đến sự keo tụ và ảnh hưởng đến độ mịn.
4.6 Quan sát vị trí ở đó sản phẩm đầu tiên xuất hiện nhiều vết đốm, đặc biệt ở chỗ dải rộng 3 mm ngang qua rãnh có chứa năm đến mười hạt (xem Hình 3). Bỏ qua các vết đốm rải rác có thể xuất hiện trước vị trí có nhiều vết đốm. Xác định vị trí giới hạn trên của dải chính xác đến:
– 5 μm đối với thước đo 100 μm;
– 2 μm đối với thước đo 50 μm;
4.7 Làm sạch thước đo và dao gạt cẩn thận bằng dung môi thích hợp ngay sau mỗi lần đọc.